Một nghiên cứu chỉ ra rằng một đứa trẻ ở giai đoạn mẫu giáo có kỹ năng xã hội và cảm xúc tốt sẽ là tiền đề cho sự thành công ở tuổi trưởng thành. Ngay từ nhỏ, trẻ biết cách chia sẻ lắng nghe, hợp tác và tuân theo các quy tắc thì khi trưởng thành có kỹ năng tốt hơn. Trẻ em thiếu kỹ năng và cảm xúc có nhiều khả năng gặp vấn đề lạm dụng chất gây nghiện, các vấn đề về mối quan hệ và rắc rối pháp lý, phụ thuộc và cần sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Không bao giờ quá sớm để dạy cho trẻ cách hòa hợp với người khác. Và cũng không bao giờ quá là muộn để mài dua các kỹ năng cho trẻ. Hãy bắt đầu các kỹ năng cơ bản xã hội cơ bản và tiếp tục rèn luyện các kỹ năng khó hơn khi trẻ lớn dần.
1. Biết chia sẻ
Khi con sẵn sàng chia sẻ một món đồ chơi, hay món ăn con yêu thích cho bạn bè, con sẽ dễ dàng kết bạn, cũng như duy trì tình bạn đó hơn. Theo một nghiên cứu được công bố trong tạp trí Khoa học Tâm lý (Psychological Science) năm 2010, trẻ từ lúc 2 tuổi đã biết chia sẻ đồ chơi với người khác, nhưng thường là chỉ khi có rất nhiều đồ chơi.

Hình ảnh: Nguồn internet
Tuy nhiên, ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi, trẻ thường chỉ ích kỷ nếu con thực sự thích món đồ chơi đó. Trẻ chỉ nhường đồ chơi cho bạn khi món đồ chơi đó đã cũ, đã quá nhiều, hay có một đồ chơi mới nên không còn hứng thú với món đồ chơi cũ đó và khi nhường đồ chơi cho bạn thì tất yếu trẻ sẽ nhận được cư xử tương tự từ các ban. Từ đó các trẻ có thể chơi cùng nhau, học hỏi những điều tốt đẹp và giúp phát triển kỹ năng giao tiếp và hòa nhập công bằng.
Khi trẻ lên 7 hoặc 8, hầu hết trẻ em đã ý thức được về sự công bằng và biết chia sẻ nhiều hơn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra ở độ tuổi này, trẻ đã cảm nhận niềm vui tích cực từ sự chia sẻ: Khi con sẵn sàng cho đi, con sẽ thấy bản thân mình tốt hơn, và khi trẻ biết chia sẻ cũng giúp cho trẻ tự tin hơn.
Cách thức luyện tập cho trẻ:
Hãy khen ngợi con khi con chia sẻ thứ gì đó cho người khác, chỉ cho trẻ biết hành động đó sẽ đem lại sự tích cực cho cả trẻ và người được chia sẻ. Ví dụ: Bố mẹ khen trẻ khi trẻ chia sẽ đồ chơi cho em: 'Con giỏi lắm, em sẽ rất vui khi biết con chia giành món đồ chơi mà em thích cho em'. Con đã làm được một việc tốt rồi đó.
2. Biết hợp tác
Hợp tác, tức là cùng nhau làm việc để đạt được một điều gì đó. Những đứa trẻ biết hợp tác thường sẵn sàng đóng góp, tham gia các hoạt động chung và giúp đỡ người khác. Hợp tác là kỹ năng quan trọng để có thể hòa nhập với cộng đồng. Khi trẻ lên 3 tuổi, trẻ đã có thể bắt đầu hợp tác với các bạn để cùng chơi cùng tham gia hoạt động học tập nhóm để đạt kết quả tốt nhất. Một số trẻ thích giành các vị trí chỉ huy, hoặc một số thích lắng nghe và làm theo mọi người hơn. Dù là cách nào thì việc tham gia vào các hoạt động nhóm cũng là một cơ hội tốt hơn để các con có thể hiểu rõ hơn về bản thân mình.

Hình ảnh: Trẻ học tại trung tâm giáo dục đặc biệt Hải Dương
Cách thức luyện tập cho trẻ:
Bố mẹ có thể dạy cho trẻ hợp tác từ những việc đơn giản nhỏ bé từ trong gia đình: cùng tham gia vào buổi nấu cơm gia đình cùng nhau đi chợ rồi chia công việc dù là trẻ nhỏ cũng có việc để góp công sức tạo nên bữa cơm gia đình ấy. Từ đó trẻ sẽ thấy thích thú vì có thể làm được những việc tường từng như rất khó đối với chúng, cảm thấy vui khi có thể giúp được bố mẹ mình.
3. Biết lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe cũng có thể giúp trẻ học tốt hơn khi con biết tập trung nghe lời thầy cô giảng ở Trường. Tiếp nhận thông tin khi chú và suy nghĩ về những thứ đã ghi được, học là một kỹ năng quan trọng để con thành công khi đến trường.

Hình ảnh: Nguồn internet
Kỹ năng lắng nghe cũng thật sự cần thiết để trẻ lớn lên trở thành một người bạn tốt, một nhân viên tốt, một người sếp tốt và là một người bạn đời tốt. Ngày nay kỹ năng lắng nghe lại trở thành một kỹ năng khó học hơn bao giờ hết, khi mọi người có thói quen nhìn chăm chăm vào điện thoại khi đang trò chuyện.
Cách thức luyện tập cho trẻ:
Khi bố mẹ kể một câu chuyện cổ tích, hay đọc sách cho con thì có thể dùng lại đôi lúc hỏi trẻ rằng con có hiểu đoạn truyện, đoạn văn đó không, có nghe rõ không hay con không hiểu chỗ nào thì nói bố mẹ sẽ giải thích cho con. Cùng với đó bố mẹ hãy tạo cho con một thói quen là không nên ngắt lời người khác khi họ đang nói.
4. Biết nghe lời
Không ít bố mẹ đã gặp nhiều khó khăn khi trẻ không nghe lời ngay từ khi còn rất nhỏ đơn gian như chuyện cho con bú, cho con ăn đôi khi đó cũng là một trở ngại với bố mẹ. Trẻ lớn hơn thì khó khăn trong dạy trẻ học tập,vui chơi, cư xử,... gây lên nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Hình ảnh: Nguồn internet
Bố mẹ nên dạy con thái độ biết nghe lời, và làm theo lời bố mẹ, dù là những việc nhỏ như dọn dẹp phòng học, hay nhắc con học hành chăm chỉ hơn. Tuy nhiên, trước khi có kỳ vọng trẻ nghe lời mình, bố mẹ cũng cần học cách làm thế nào để nói chuyện, đưa ra những yêu cầu hợp lý.
Cách thức luyện tập cho trẻ:
Bố mẹ nên hạn chế đưa ra nhiều yêu cầu cùng một lúc, những yêu cầu với mẫu câu có - không, và sau khi đưa ra yêu cầu hợp lý hãy cho con thời gian thực hiện hoặc có thể hướng dẫn trẻ cách giải quyết nếu như thấy trẻ khó khăn trong việc thực hiện yêu cầu đó. Nếu trẻ có mất tập trung hay quên những lời dặn của bố mẹ thì đó là điều bình thường, khi đó bố mẹ lại có cơ hội dạy cho trẻ tốt hơn.
5. Biết tôn trọng không gian riêng tư
Trẻ em thường chưa ý thức được việc phải tôn trọng không gian riêng tư của người khác. Các con thường cố gằng chiều lòng người lớn để gây sự chú ý mà không hiểu rằng mình đang làm phiền người khác. Do vậy, biết ý tứ tôn trọng không gian riêng tư của người khác cũng là một kỹ năng quan trọng mà trẻ nên học.
Ngoài việc tôn trọng không gian riêng tư của người khác, trẻ cũng cần được dạy để giữ không gian riêng cho bản thân, điều đó đem lại nhiều lời ích cho bản thân của trẻ: Tự lập tốt hơn (tự lập từ những công việc nhỏ: vệ sinh cá nhân, mặc quần áo,...), tự bảo vệ bản thân từ khi còn nhỏ.

Hình ảnh: Trung tâm giáo dục Hải Dương
Cách luyện tập cho trẻ:
Khi trẻ dưới 3 tuổi bố mẹ có thể dạy con ghi nhớ máy móc. Ví dụ: Thay đồ thì bé có thể thay đồ ở đâu (nhà tắm, phòng ngủ, phòng riêng), hãy gợi ý cho bé khi bé thấy khó khăn không biết trả lời sao cho đúng, thường xuyên nhắc bé để bé ghi nhớ tốt hơn
Khi trẻ lớn hơn bố mẹ hãy dạy trẻ trên mô hình thật để bé có trải nghiệm tốt hơn, ghi nhớ tôt hơn là nhớ máy móc và điều đó bé có thể áp dụng hằng ngày. Cao hơn bạn có thể hướng dẫn bé tự vệ sinh thân thể và quần áo. Đặc biệt bố mẹ cần có thái độ nguyên nghiêm khắc khi thực hiện những điều đã hướng dẫn trẻ (vì trẻ rất hay bắt trước những gì chúng thấy nhất là từ bố mẹ và người thân).
Khi trẻ biết tôn trọng không gian riêng tư thì sẽ tránh được phần nào những nguy cơ về xâm hại tình dục.
6.Giao tiếp bằng mắt
Chúng ta có thông tin từ thế giới qua những gì chúng ta nhìn thấy, trẻ cũng vậy. Trẻ quan sát mọi thứ xung quanh chúng ngay từ khi lọt lòng, giác quan giúp trẻ tìm hiểu về thế giới rõ nhất là đôi mắt. Một nghiên cứu vào năm 2008 của Đại học Yale (tiếng anh là Yale University là viện Đại học tự thục ở New Haven, Connecticut. Thành lập năm 1701 ở khu định cư Connecticut, là một trường đại học lâu đời nhất Hoa Kỳ) cũng phát hiện ra rằng trẻ tự kỉ bị suy giảm và thiếu hẳn sự giao tiếp bằng mắt và trẻ càng ít nhìn vào mắt người khác càng có nguy cơ khuyết thiếu năng lực xã hội.

Hình ảnh: Nguồn internet
Cách thức luyện tập cho trẻ:
Bố mẹ cần chú tâm đến những cử chỉ của trẻ khi nói chuyện với người khác, nhắc nhở và hướng dẫn sửa cho bé để bé hình thành thói quen tốt sau này. Ví dụ: 'Mình nói chuyện thì nên nhìn vào đâu con nhỉ?', 'Mẹ (bố) muốn nói chuyện với con, con có thể nhìn vào mắt mẹ (bố) để mình bắt đầu chứ', thu hút ánh mắt cửa trẻ bằng cách đội thứ gì đó trên đầu của bạn (1 chiếc mũ, thú bông, kính,...), hay dễ hơn là chạm vào khuôn mặt (cằm và gò má) của bé khi giao tiếp (cần lưu ý chỉ làm điều này khi bạn là người gần gũi với trẻ - nếu bạn là người lạ thì sẽ làm trẻ cảm thấy sợ và căng thẳng hơn) điều đó giúp cho ánh mắt của bé tập trung vào bạn hơn, hay đơn giản nhất là một lời khen dành cho trẻ.
7. Cư xử
Biết phép lịch sự là kỹ năng không thể thiếu ở người lớn và trẻ nhỏ không phải ngoại lệ. Biết nói lời 'Cám ơn', 'Xin lỗi'. Mọi người bao gồm cả trẻ nhỏ đều được tôn trọng khi cư xử lịch sự, điều đó cho thấy trẻ được giáo dục tốt.

Hình ảnh: Nguồn inertnet
Cách thức luyện tập cho trẻ
Thực tế dạy trẻ giữ phép lịch sự là điều không hề dễ dàng dù nhiều khi bố mẹ có dạy bảo nhẹ nhàng hay gắt gỏng vẫn sẽ có lúc bé trẻ cư xử không phải phép, điều này không thể tránh khỏi nên bố mẹ đừng quá lo lắng vì trẻ sẽ dần dần hiểu ra sai lầm khi bạn chỉ bảo cho chúng. Ví dụ khi trẻ cư xử không lễ phép : 'Con thấy hành động vừa rồi của mình có được cho là ngoan không?', giải thích cho bé những hành động của khi chào hỏi người lớn tuổi chào hỏi bạn bè,... khi bé tò mò về những hành động như vậy. Bố mẹ hãy luôn là một hướng dẫn viên cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, chỉ đường hướng dẫn cho trẻ những thói quen tốt để dần hình thành cho trẻ những kỹ năng xã hội quan trọng cần có
Người giáo viên tốt nhất trẻ có được đó là bố mẹ, người mà gần gũi trẻ mỗi ngày, tấm gương soi sáng cho trẻ.