Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 4

Số lượt truy cập: 407591

Sứ mệnh và giá trị cốt lõi

17/09/2017

Số lượt xem: 2866

TRUNG TÂM GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT HẢI DƯƠNG 
GIÁ TRỊ CỐT LÕI

LẮNG NGHE  - THẤU HIỂU - CHIA SẺ

Hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 1 triệu trẻ em bị khuyết tật, chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật (TKT) là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm. Nhiều mô hình giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành và phát triển. Số lượng trẻ khuyết tật đi học ngày càng tăng. Mô hình giáo dục hòa nhập phù hợp ngày càng được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế, số lượngtrẻ khuyết tật được đến trường vẫn còn rất khiêm tốn so với tổng số trẻ khuyết tật.

Trong tổng số trên 32 triệu trẻ em ở Việt Nam, có khoảng 1,1 triệu trẻ khuyết tật (chiếm 3,4%) nhưng số em được đi học ở các loại hình trường lớp chỉ chiếm 24,22%, vẫn còn hơn 800.000 em chưa được đến trường. Thêm vào đó, tỷ lệ trẻ khuyết tật đã đi học nhưng bỏ học cũng chiếm tới 32,99%. Nguyên nhân của tình trạng nêu trên là do chưa có sự nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của xã hội trong việc giáo dục cho trẻ khuyết tật ở cả các bậc cha mẹ, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên của các trường. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất cho giáo dục cho trẻ khuyết tật còn kém về chất lượng và thiếu về số lượng, chủng loại. Các cơ sở này chưa có những trang thiết bị tối thiểu cần thiết để dạy trẻ khuyết tật như sách giáo khoa và đồ dùng giảng dạy đặc thù cho từng loại trẻ khuyết tật. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cũng chưa được đào tạo, bồi dưỡng đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu. Năng lực đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật của các trường sư phạm còn rất thấp hoặc không có. Cơ chế chính sách về lĩnh vực này còn yếu, các dịch vụ hỗ trợ chưa đồng bộ, chưa bảo đảm những điều kiện phù hợp với sự tham gia của trẻ khuyết tật trong hệ thống giáo dục quốc dân; công tác quản lý giáo dục trẻ khuyết tật chưa hợp lý và kém hiệu quả, chưa hình thành được các mối quan hệ phối hợp hữu cơ chặt chẽ, thiếu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương.

Chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật ngành giáo dục đặt ra : Đến năm 2020, hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội, đến hết năm 2010 bảo đảm cho 70% trẻ khuyết tật được đi học. Tuy vậy, đến nay, mục tiêu trên dự báo không đạt, có thể cần thêm một thời gian nữa, đến 2015 mới có thể có 70% trẻ khuyết tật được đến trường. Vấn đề giáo dục trẻ khuyết tật cần được xã hội hoá. Để thực hiện được những mục tiêu giáo dục hoà nhập như đã đặt ra, giáo dục trẻ khuyết tật cần có những giải pháp lớn. Một trong những giải pháp đó là: Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật. Đây là giải pháp được cho là giải pháp kỹ thuật có tính chất bản lề, quyết định nâng cao chât lượng của giáo dục hòa nhập. Do vậy việc thành lập Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Hải Dương có chức năng và nhiệm vụ đánh giá, tư vấn, can thiệp trẻ có nhu cầu đặc biệt có thể góp phần giải quyết được các vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật tại tỉnh Hải Dương