Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 1

Số lượt truy cập: 413494

VẤN ĐỀ ĂN UỐNG CỦA TRẺ TỰ KỈ

12/12/2023

Số lượt xem: 1173

VẤN ĐỀ ĂN UỐNG CỦA TRẺ TỰ KỈ

  Trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) rất hay gặp vấn đề trong ăn uống. Việc ăn uống có thể là thách thức lớn đối với trẻ. Các vấn đề về y học, sự phát triển và cơ chế hoạt động của cơ thể có liên quan tới khả năng vận động bằng miệng. Hương vị, mùi vị và cảm nhận (các vấn đề về cảm giác) cùng trải nghiệm của trẻ về đồ ăn cũng ảnh hưởng tới ăn uống.
  Việc ăn uống có liên quan đến hệ giác quan: xúc giác, thị giác, vị giác, khứu giác và âm thanh. Nhiều trẻ mắc chứng ASD gặp khó khăn trong việc xử lý cảm giác và điều này có thể khiến việc ăn một số loại thực phẩm nhất định trở thành thách thức đối với trẻ. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng 69% trẻ mắc chứng ASD không muốn thử các món ăn mới. Trẻ em cần các chất dinh dưỡng và calo thích hợp để duy trì sức khỏe tốt cũng như phát triển lớn lên theo hướng phù hợp. 
 
 VẤN ĐỀ HÀNH VI CỦA TRẺ Ở CÁC BỮA ĂN
  Trẻ tự kỷ cũng có thể có những vấn đề về hành vi ở các bữa ăn:
- Thói quen rời khỏi bàn ăn và chơi sau khi từ chối ăn món trẻ không thích. Và 46% số trẻ có các hoạt động xoay quanh bữa ăn của mình;
- Trẻ có phản ứng khi chạm, ngửi, nếm hay nhìn thấy đồ ăn;
- Trẻ có thể nhổ hoặc bôi đồ ăn lên quần áo hoặc các đồ vật.
- Trẻ khóc hoặc ăn vạ từ chối cho đồ ăn vào miệng.
- Nếm đồ ăn để tìm mùi vị quen thuộc.
- Vấn đề về hành vi có thể làm trầm trọng thêm khó khăn khi ăn uống. 
 
 TÌNH TRẠNG SỨC KHOẺ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĂN UỐNG
 Nếu con không chịu ăn, các vấn đề có thể xảy ra:
- Việc không ăn đa dạng thức ăn sẽ khiến cho trẻ thiếu hụt hoặc thừa một số vi chất trong cơ thể;
- Táo bón có thể khiến con bị co thắt dạ dày và gây ra chứng biếng ăn;
- Những vấn đề như trào ngược axit hay dạ dày khó chịu hoặc do thuốc mà con dùng hàng ngày có thể gây đau bụng và khiến trẻ không muốn ăn. 
- Dị ứng thức ăn không? loại thực phẩm mà trẻ ăn gây khó chịu về đường tiêu hóa hoặc phát ban hay các triệu chứng khác, có thể trẻ đã bị dị ứng thực phẩm.
 
 CHA MẸ NÊN LÀM GÌ?
- Cần tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để loại trừ được các vấn đề về y tế, giải quyết các vấn đề về ăn uống; Tìm kiếm các nhà chuyên môn để xin khuyến nghị hoặc liệu pháp cần thiết; Mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, do vậy, gia đình cần phải áp dụng những lời khuyên của các bác sĩ một cách phù hợp. 
- Việc cha mẹ cần làm:
1. Đặt ra lịch trình và thói quen ăn uống. 
2. Duy trì theo cùng một thời gian, địa điểm và thói quen giúp con biết trước được những việc sẽ diễn ra trong khi ăn và những điều muốn trẻ làm trong bữa ăn. 
3. Trình bày, bày biện món ăn mới từ những miếng nhỏ theo cách vui mắt hoặc quen thuộc để trẻ có hứng ăn hơn. 
4. Để con tham gia vào việc chọn món ăn cũng như nấu nướng dù trẻ không nếm thử thành phẩm cuối cùng. Việc để trẻ tham gia là cho trẻ có cơ hội khám phá và chơi cùng nhiều loại đồ ăn mà không sợ mình sẽ phải ăn. 
5. Hãy khen ngợi khi con tiếp cận hoặc thử những món ăn mới. có những phần thưởng như thổi bong bóng hay hình dán,…  có thể rất hữu ích để khuyến khích những hành vi ăn uống mới. Nên nhớ rằng việc khen thưởng cho những hành vi ăn uống tích cực sẽ khiến trẻ muốn lặp lại những hành vi đó sau này hơn. 
6. Với những hành vi tiêu cực, nếu có thể, hãy phớt lờ con quý vị khi trẻ làm những chuyện như phun nước bọt, ném đồ ăn hoặc không chịu ăn. Nên nhớ rằng quý vị không muốn khuyến khích những hành vi này bằng việc để tâm đến chúng. Để xử lý đúng mực những hành vi này khi trở nên nghiêm trọng, có thể cần sự tư vấn của chuyên gia. 
7. Tránh ăn cả ngày. Không để trẻ ăn vặt hoặc chuẩn bị sẵn đồ ăn/thức uống cho trẻ cả ngày. Việc này sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn, cảm giác háo hức thử các món ăn mới cũng như giảm tổng số lượng calo được hấp thụ trong ngày.
8. Lên lịch trình cho năm hoặc sáu bữa chính/bữa phụ cho một ngày và hạn chế số lượng đồ ăn của con vào những thời điểm khác. Các thành viên khác trong gia đình cũng không nên ăn vặt cả ngày. Nếu gia đình quý vị ăn vặt cả ngày, con quý vị cũng sẽ như vậy. 
9. Tạo chỗ ngồi thoải mái và dễ chịu. Để con quý vị ngồi trên một chiếc ghế cao, ghế nâng hoặc ở bàn có kích thước phù hợp với trẻ để trẻ có thể ngồi thẳng mà không cần nghiêng, lắc lư hoặc đu đưa chân. Có thể dùng một chiếc ghế đẩu hoặc tập danh bạ điện thoại để kê chân. Trạng thái cơ thể ổn định có thể thúc đẩy hành vi ăn uống tích cực và giảm những hành vi gây mất tập trung khi giúp trẻ cảm thấy “có điểm tựa” và an toàn. 
10. Rèn luyện các hành vi ăn uống dễ chịu và lành mạnh. Trẻ em học bằng cách quan sát. Trong các bữa ăn gia đình, bố mẹ và các anh chị em của trẻ có thể làm mẫu hành vi ăn uống tích cực để trẻ noi theo. 
11. Làm cho giờ ăn trở nên vui vẻ và đừng quá tập trung vào việc ăn uống của con quý vị. Tránh nhắc nhở, dỗ dành và van nài nhiều lần.
 
  QUY TẮC 3 ĐIỀU: 
Điều 1. Cần cho trẻ ăn loại thực phẩm mà trẻ thích và cả những món trẻ chưa thích. Một kinh nghiệm hay là chỉ cho trẻ ăn ba món một lúc. Trong đó có từ một đến hai món trẻ thích và một món trẻ chưa thích. Nếu con quý vị không chịu tiếp xúc với món mới trên khẩu phần ăn, hãy đặt món đó vào đĩa riêng và để gần trẻ nhằm giúp trẻ làm quen với món mới. 
Điều 2. Hạn chế thời gian ăn. Ngay đến những người kén ăn nhất cũng ăn gần hết bữa trong vòng 30 phút đầu tiên. Giới hạn thời gian ăn bữa chính và ăn nhẹ từ 15 đến 30 phút. Đến cuối bữa, hãy dọn hết tất cả đồ ăn và để con quý vị làm việc khác.
Điều 3. Giảm thiểu tác nhân gây xao nhãng. Các tác nhân gây xao nhãng như Tivi/điện thoại có thể gây mất tập trung vào đồ ăn và công việc đang làm. Chỉ cho con quý vị ăn khi trẻ tỉnh táo và tập trung. 

Nguồn: sưu tầm